About Me

header ads

[Ansible] [cơ bản] [Phần 1]-Khi nào nên dùng ?

1. Khi nào nên dùng?

Đảm bảo việc quản lý cấu hình của thiết bị, ứng dụng một cách hiệu quả, tức là quản lý đơn giản, kiểm soát được các cấu hình đúng và đủ hay chưa, chúng chạy có chính xác hay không.

Tiết kiệm được công sức & thời gian khi phải triển khai đi triển khai lại.

Tái sử dụng được các bước triển khai trước đó (các bước lặp đi lặp lại khi cài đặt, cấu hình máy chủ, cấu hình ứng dụng)

Tự động hóa và áp dụng hàng loạt các việc trên hoàng loạt các server, hàng loạt các ứng dụng với thời gian ngắn nhất.

Ngoài ra mục tiêu phụ là không để (tôi) – team tôi lạc hậu và theo kịp các stack về công nghệ hiện nay cùng với các công ty bạn. Cho nhân sự của team tôi khi đi đâu đó thì cũng tự tin vì những kiến thức đã có khi làm việc cùng team với tôi.

Ansible sẽ không phù hợp theo quan điểm cá nhân của tôi khi mà bạn chưa vững về các ứng dụng sẽ được bạn sử dụng ansible để quản lý. Do vậy, muốn làm được Ansible để tự động hóa việc triển khai, quản lý cấu hình cho ứng dụng nào đó thì hãy nắm chắc chắn về ứng dụng đó trước khi áp dụng.

2. Những thứ giống như Ansible?

Công nghệ tương tự: chef, puppet

Ansible được Redhat đổ tiền mua lại

3. Ai phù hợp với ansible?

System admin: những người quản trị, triển khai các hệ thống ứng dụng trên môi trường Linux (là chủ yếu), Windows cũng có thể nhưng team tôi ít làm nên không kể ra. Đặc điểm là công việc phải lặp đi lặp lại các nhiệm vụ triển khai, cấu hình, phân tích, đọc các log về vấn đề gặp phải.

Developer: những bạn phát triển các ứng dụng, hay phải cài cắm mức cơ bản cho môi trường mà các sản phẩm các bạn ấy làm ra.

DevOps: là người có đặc điểm mà tôi nói vui ở trên, nói dân dã là họ phải làm cả vai của lập trình viên và cả vai của system admin.

 

4. Ansible có gì khó?

Nếu bạn chưa có tư duy và thói quen tự động hóa (làm tự động các việc lặp đi lặp lại, thậm chí tự động một thứ trong tương lai sẽ làm lần đầu) thì khi tiếp cận độ khó tăng lên gấp đôi. Bạn phải có thói quen tự động hóa trước đã, tức là trước đó không cần dùng ansible bạn đã phải dùng bash script hoặc python hoặc thứ tương tự để tự động các việc bạn phải làm. Thậm chí dùng người khác để tự động việc cho bạn :v.

Ansible sẽ là khó nếu bạn ngại đọc tài liệu hãng, ngại thực hành. Đúng vậy, bạn sẽ không thành thạo nếu như bạn không luyện tập, sẽ không hiểu biết thêm nếu bạn không chịu đọc thêm các tài liệu. Người dạy cho bạn cũng chỉ hạn chế hoặc các mẫu ví dụ cũng chỉ có giới hạn của nó, chính bạn dùng và áp dụng theo các tài liệu, phát triển thêm mới là điểm lý thú.

Ansible sẽ là khó nếu bạn không có kinh nghiệm về linux. Chủ yếu tiếp cận đầu tiên với ansible là những người làm về linux và phát huy tốt trên môi trường linux. Nếu muốn tìm hiểu tốt về Ansible thì hãy tìm hiểu linux trước.

Ansible sẽ là khó nếu chỉ một mình bạn dùng được. Hãy tìm hiểu kỹ, chia sẻ nó với người cùng team để phát huy sức mạnh tập thể.

Ansible sẽ hơi khó khăn với các thế hệ 8x, 7x (hơi chứ không phải toàn bộ) vì đa số thế hệ đố đã quen với cách làm cũ, khi già rồi thì việc thay đổi rất khó khăn :D, hãy lưu ý, khi bạn có tuổi một chút bạn sẽ thấy điều này là đúng.

Ansible sẽ có nhiều thuật ngữ mới. Ngay cả từ khóa Ansible cũng là mới và trong tài liệu của nó cũng sẽ có những khái niệm mới. Bạn buộc phải đọc nó kỹ, hiểu cách áp dụng và sử dụng thử để biết tác dụng của nó. Với vấn đề này thì hiện nay lượng tài liệu về Ansible không phải là ít nữa rồi, tuy nhiên hãy tìm hiểu các thuật ngữ mới này như thuật ngữ về inventory, plays, playbooks, var, group_vars, các module …. trước khi sử dụng.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét